Tăng lợi nhuận từ luật riêng về xử lý nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng
Theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lợi nhuận cũng như cổ tức ngân hàng 5 năm trở lại đây rất thấp là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao, đặc biệt là trích lập dự phòng cho những khoản nợ xấu cũ. Trong điều kiện nền kinh tế vận hành bình thường, mỗi năm Việt Nam vẫn có thêm khoảng 1- 1,2% nợ xấu, quy mô khoảng 60 - 70 nghìn tỷ đồng, Kể cả khi không có nợ xấu trước đây thì trong quá trình hoạt động của các TCTD bao giờ cũng hình thành nợ xấu. Và nếu cứ tiếp tục để dồn lại thì nguy cơ ách tắc nguồn lực đối với nền kinh tế sẽ ngày càng lớn lên.
-Chương Trình Cho vay tiền xây nhà agribank.
Tuy nhiên, trong 5 năm, các ngân hàng cũng đã trích lập tương đối nhiều và trích lập đó đã tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Kết quả là năm 2016 lợi nhuận chung của nhiều ngân hàng đã bật tăng trở lại. Theo số liệu trên báo cáo tài chính Quý 3 năm 2016 sau kiểm toán của hệ thống các TCTD, lợi nhuận đã tăng khoảng 10% so với cuối năm ngoái, đạt khoảng 40.000 tỷ đồng dù đã phải trừ đi 70.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu. Đặc trưng năm 2016 là hệ thống các TCTD đã dùng VAMC ít hơn- vào khoảng 20%, còn lại 80% là tự các TCTD xử lý nợ xấu.
-Chương Trình hỗ Trợ Người Nghèo Cho vay tiền xây nhà agribank.
Qua thực tiễn hoạt động, việc xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD nói chung và VAMC nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Công tác thu hồi nợ đạt kết quả hạn chế so với khối lượng nợ xấu tồn tại. những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xử lý nợ xấu do nhiều nguyên nhân.
NHNN đã có văn bản gửi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị có Nghị quyết chỉ đạo đến Viện kiểm sát các cấp, thi hành án các cấp có nhìn nhận và áp dụng pháp luật thống nhất đối với việc vận dụng và thực thi pháp luật ở các cấp khác nhau.
-Chương Trình ưu đãi gói lãi suất thấp Cho vay tiền xây nhà agribank.
Vấn đề hiện nay rất vướng là để xử lý được tài sản bảo đảm thì phải sửa rất nhiều luật, song luật pháp cần có sự ổn định và tính dài hạn. Việt Nam không thể sửa một loạt luật để phục vụ cho việc xử lý nợ xấu. Nếu đặt giả thiết sau khi sửa luật để xử lý xong nợ xấu, lại hồi phục theo nội dung hiện hành, cũng là việc khó có thể chấp nhận. Đó là lý do tại sao các cơ quan quản lý nhà nước đang cân nhắc việc sửa đổi hệ thống pháp lý để hỗ trợ hệ thống các TCTD xử lý nợ xấu nói riêng và tái cơ cấu nói chung.
Thời gian tới, cần thiết phải có luật riêng để hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD, đặc biệt trong vấn đề xử lý nợ xấu. Cụ thể, những vấn đề nào trong tái cơ cấu TCTD chưa có quy định, tiền lệ sẽ được luật hóa để ngân hàng có thẩm quyền và có công cụ thực hiện tiến trình tái cơ cấu nhanh hơn. Thực tế, trong quá trình xử lý nợ xấu vừa qua, tổng kết lại tất cả các vướng mắc thì hiện xử lý nợ xấu đang vướng từ 13-14 Bộ luật, Luật, ví dụ như: Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…
Cho nên, trong thời gian tới, việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt; đặc biệt chú ý đến việc hoàn tất thủ tục pháp lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, thu giữ tài sản, phát mại tài sản, định giá tài sản; phát triển khung pháp lý cho thị trường mua - bán và xử lý tài sản xấu là cực kỳ quan trọng.
Từ đó, Luật riêng về xử lý nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng vừa tăng cao lợi nhuận vừa đảm bảo hoạt động an toàn hệ thống theo chuẩn mực quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét