Các ngân hàng có thể tăng nguồn vốn tự có theo một trong hai
cách.
Thứ nhất, tăng vốn tự có cấp 1 (Tier 1). Theo đó, ngân hàng
sẽ phải phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông để tăng vốn điều lệ (Charter
capital). Đáng chú ý là trường hợp của Techcombank, khi ngân hàng này vừa đưa
ra kế hoạch phát hành tăng vốn thêm 5.000 tỉ đồng cho các cổ đông hiện hữu để
trình tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017. Bên cạnh đó, ban
lãnh đạo của
VPBank cũng sẽ trình đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ (2) cổ phiếu, trị giá khoảng 1.400 tỉ đồng.
VPBank cũng sẽ trình đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ (2) cổ phiếu, trị giá khoảng 1.400 tỉ đồng.
Thứ hai, tăng nguồn vốn tự có cấp 2 (Tier 2). Theo đó, các
ngân hàng sẽ phải phát hành các loại giấy tờ có giá (GTCG) với các điều kiện của
một khoản nợ thứ cấp. Theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về
các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), các
khoản nợ thứ cấp có ba đặc điểm chính, bao gồm: (i) Có thời hạn tối thiểu là
năm năm (ii) Trong trường hợp giải thể, thanh lý hoặc ngân hàng phá sản thì người
sở hữu các khoản nợ thứ cấp sẽ chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh
toán cho tất cả các chủ nợ khác (iii) Các khoản nợ thứ cấp đều là không có tài
sản đảm bảo.
Để tăng vốn tự có cấp 2, các TCTD có thể phát hành trái phiếu
hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit - CD). Nếu như
các ngân hàng hoàn toàn tự chủ động trong việc phát hành CD thì khi phát hành
trái phiếu họ sẽ phải báo cáo lên Bộ Tài chính. Trong trường hợp phát hành trái
phiếu ra công chúng (3) thì còn cần phải có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước cũng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Vietcombank và ACB là hai
ngân hàng đã thực hiện các đợt phát hành trái phiếu với kỳ hạn 10 năm vào tháng
12/2016. Khối lượng vốn mà hai ngân hàng này lần lượt huy động được là 2.000 và
3.000 tỉ đồng. Trong khi đó, Sacombank và Nam Á đã phát hành CD với kỳ hạn bảy
năm trong tháng 2 và 3/2017.
Trong hai cách tăng nguồn vốn tự có nói trên, cách tăng vốn
tự có cấp 1 thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu mà
Techcombank (TCB) đưa ra được đánh giá là khó khăn hơn khi thời gian qua một số
ngân hàng đã thất bại với cách này.
Với việc có đến 80% các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng
hiện nay có liên quan đến lĩnh vực bất động sản thì khả năng thu lợi nhuận từ
việc hoàn nhập dự phòng của TCB trong tương lai là rất lớn, đặc biệt khi mà thị
trường bất động sản đang có những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ổn định và bền
vững hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét